Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền trên đất (sổ hồng) có
rất nhiều thông tin được ghi kèm có ý nghĩa quan trọng, cần đặc biệt lưu ý để
tránh rủi ro về sau. Tuy nhiên, không phải người mua nhà nào cũng nắm rõ.
Bất động sản gồm
đất ở, nhà ở có giá trị rất lớn với mỗi cá nhân và gia đình có quyền sở hữu.
Trong giao dịch mua bán nhà đất, vấn đề pháp lý của nhà đất là một trong những
yếu tố góp phần quyết định tới giá trị của bất động sản. Vì vậy, người mua nhà
đất cần có những kỹ năng tối thiểu để có thể “đọc” được thông tin ghi trên “sổ
hồng” nhằm đảm bảo an toàn, tránh những rủi ro đáng tiếc trong việc mua bán,
sang nhượng nhà đất.
Theo Thông tư số
24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất (hay còn gọi là “sổ hồng”) có các thông tin cơ bản như thông tin về thửa
đất có số hiệu thửa dất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích đất chung -
riêng….
Với những người
mua bán, giao dịch nhà đất riêng lẻ để ở hoặc đầu cơ kinh doanh nhà đất, đều phải
đặc biệt chú ý một số thông tin quan trọng trên giấy chứng nhận.
Thông tin trên sổ
hồng cần quan tâm đầu tiên trước khi đặt cọc tiền và giao dịch mua bán nhà là
tên “Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tìa sản gắn liền với đất”. Cần phải
chú ý tên chủ sở hữu là 1 người hay nhiều người để yêu cầu các bên ký nhận vào
việc mua bán, giao dịch, tránh tranh chấp về sau. Đồng thời cần đối chiếu tên,
ngày tháng năm sinh, chứng minh thư của người được ghi trên sổ hồng với người
đang thực hiện giao dịch mua bán có đúng là một người hay không.
Phần nội dung
thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, có các thông tin
về thửa đất địa chỉ, diện tích… Người mua nhà đất nhất định phải chú ý một số
thông tin quan trọng sau:
Phần nội dung chính có các thông tin quan trọng về đất, nhà ở trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tải sản gắn liền trên đất (sổ hồng) |
Phần nội
dung “Hình thức sử dụng” được ghi trên sổ hồng như sau:
Trường hợp toàn
bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của một người sử dụng đất (một cá
nhân hoặc một hộ gia đình, hai vợ chồng, một cộng đồng dân cư, một tổ chức…)
thì ghi “Sử dụng riêng” vào mục hình thức sử dụng;
Trường hợp toàn
bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng của nhiều người sử dụng đất thì ghi
“Sử dụng chung” vào mục hình thức sử dụng;
Trường hợp thửa
đất ở có vườn, ao mà diện tích đất ở được công nhận nhỏ hơn diện tích cả thửa đất
và có hình thức sử dụng chung, sử dụng riêng đối với từng loại đất thì lần lượt
ghi “Sử dụng riêng” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng riêng kèm theo;
ghi “Sử dụng chung” và mục đích sử dụng, diện tích đất sử dụng chung kèm theo. Ví
dụ: “Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2; Sử dụng chung: Đất
ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2“.
Phần nội dung về “Mục
đích sử dụng đất” được ghi theo quy định với các loại đất như sau:
- Nhóm đất nông
nghiệp gồm: “Đất chuyên trồng lúa nước”, “Đất trồng lúa nước còn lại”, “Đất trồng
lúa nương”, “Đất trồng cây hàng năm khác”, “Đất trồng cây lâu năm”, “Đất rừng sản
xuất”, “Đất rừng phòng hộ”, “Đất rừng đặc dụng”, “Đất nuôi trồng thủy sản”, “Đất
làm muối”, “Đất nông nghiệp khác”;
- Nhóm đất phi
nông nghiệp gồm: “Đất ở tại nông thôn”, “Đất ở tại đô thị”, “Đất xây dựng trụ sở
cơ quan”, “Đất quốc phòng”, “Đất an ninh”, “Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự
nghiệp”, “Đất xây dựng cơ sở văn hóa”, “Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội”…
Người mua đất với
mục đích để ở tại các thành phố lớn, cần đặc biệt chú ý tới các thông tin “Mục
đích sử dụng: Đất ở tại đô thị”; nếu không để ý thì có thể mua phải đất nông
nghiệp, sẽ gặp khó khăn trong việc xây dựng nhà cửa, hoặc cần phải chuyển đổi từ
đất nông nghiệp sang đất ở sẽ gây tốn kém chi phí.
Thông tin tiếp
theo cũng cần đặc biệt quan tâm là “Thời hạn sử dụng” đất. Trường hợp được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất thì ghi thời hạn theo quyết định giao đất, cho thuê
đất; trường hợp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì ghi thời hạn sử dụng
được công nhận theo quy định của pháp luật về đất đai;
Trường hợp sử dụng
đất có thời hạn thì ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/… (ghi ngày tháng
năm hết hạn sử dụng)“;
Trường hợp thời
hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài thì ghi “Lâu dài”;
Xem xét kỹ các thông tin thể hiện trên sổ hồng để tránh những tranh chấp, rủi ro về sau. Ảnh minh họa |
Ngoài ra, người
mua nhà đất để ở, cũng nên chú ý tới sơ đồ thửa đất được vẽ trên giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, phần nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý được bổ sung thêm
trên sổ hồng để thấy được tình trạng thửa đất, tránh những vướng mắc về pháp lý
và tranh chấp không đáng có về sau.
Theo PV/ Phunuvietnam.vn