Đăng ký đất đai
là việc bắt buộc của người sử dụng đất và người được giao đất. Đăng ký đất đai
gồm: Đăng ký lần đầu và đăng ký biến động. Vậy, khi nào phải đăng ký biến động
đất đai?
Đăng ký đất đai,
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng
pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.
04 trường hợp đất
đai, nhà ở phải đăng ký lần đầu
Theo khoản 2 Điều
95 Luật Đất đai 2013 thì đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất gồm
đăng ký lần đầu và đăng ký biến động.
- Đăng ký lần đầu
được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Thửa đất được
giao, cho thuê để sử dụng;
+ Thửa đất đang
sử dụng mà chưa đăng ký;
+ Thửa đất được
giao để quản lý mà chưa đăng ký;
+ Nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất chưa đăng ký.
- Người sử dụng
đất và người được giao đất để quản lý có nghĩa vụ phải đăng ký đất đai.
- Đăng ký quyền
sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở
hữu.
Năm 2019, khi nào phải đăng ký biến động đất đai? (Ảnh minh họa) |
Khi nào phải
đăng ký biến động đất đai?
Theo khoản 4 Điều
95 Luật Đất đai 2013 đăng ký biến động đất đai được thực hiện đối với trường hợp
đất đã được cấp Sổ đỏ hoặc đã đăng ký mà có thay đổi sau đây:
- Người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn
liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Người sử dụng
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
- Có thay đổi về
hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
- Có thay đổi về
tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
- Chuyển mục
đích sử dụng đất;
- Có thay đổi thời
hạn sử dụng đất;
- Chuyển từ hình
thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất
thu tiền một lần cho cả thời gian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất; từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Chuyển quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của
chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
- Chia tách quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc
của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung,
nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
- Thay đổi quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành
về tranh chấp đất đai được UBND cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp
đồng thế chấp để xử lý nợ...
- Xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
- Có thay đổi về
những hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Như vậy, khi đất,
nhà ở và tài sản gắn liền với đất có những biến động theo quy định trên thì người
sử dụng đất phải có nghĩa vụ đăng ký biến động.
- Trường hợp
đăng ký biến động đất đai thì người sử dụng đất được cấp Sổ đỏ hoặc chứng nhận
biến động vào Sổ đỏ đã cấp.
- Các trường hợp
đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
mà trên trang 4 của Sổ đỏ đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi thì
đổi Sổ đỏ mới (theo điểm i khoản 2 Điều 17 Thông
tư 23/2014/TT-BTNMT).
Trên đây là những
trường hợp phải đăng ký biến động đất đai, để tìm hiểu những thông tin về đất
đai - nhà ở hãy xem tại đây.
Theo Khắc Niệm/
Pháp Luật Việt Nam
Chủ đề: Đăng ký đất đai