Quy định về trần
tổng chi phí lãi vay không vượt quá 20% theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP đang khiến
một số doanh nghiệp bất động sản ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân
hàng hơn trước.
Hiệp hội Bất động
sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính về việc
"cần thiết quy định về trần tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp".
Ông Lê Hoàng
Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, đã nghiên cứu Nghị định 20/2017/NĐ-CP ngày
24/02/2017 của Chính phủ "Quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp
có giao dịch liên kết" đã có hiệu lực từ ngày 1/5/2017.
Tại Khoản 3 Điều
8 đã quy định "Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp
thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không
vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi
phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế".
HoREA hông tán thành quy định trần chi phí lãi vay không vượt quá 20% |
Theo ông Châu,
quy định này nhằm mục đích làm tăng tính minh bạch của các giao dịch liên kết,
khuyến khích doanh nghiệp khai thác nhiều nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn tín dụng
ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Quy định này
cũng có tác động đối với cả doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp bất động
sản hoạt động theo mô hình "mẹ - con", đa ngành, có nhiều
doanh nghiệp liên kết.
Chủ tịch HoREA
cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp bất động sản đang dựa vào hai nguồn vốn
chính là nguồn vốn tín dụng ngân hàng và nguồn vốn huy động từ khách hàng.
Trong đó, doanh nghiệp rất cần nguồn vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện dự án
cho đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng.
Nhưng nếu phụ
thuộc vào đòn bẩy tài chính càng lớn thì độ rủi ro cho doanh nghiệp càng cao và
có thể dẫn đến "bong bóng" trên thị trường bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước
đang thực hiện lộ trình kiểm soát tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
như bất động sản, chứng khoán theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN, Thông tư 16/2018/TT-NHNN
và Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 08/01/2019.
Theo đó, kể từ
ngày 1/1/2019, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn
huy động ngắn hạn để cho vay trung hạn, dài hạn; và dự báo Ngân hàng Nhà nước
còn có thể giảm trần này xuống 35%, thậm chí 30% và cũng có thể nâng hệ số rủi
ro trong các khoản nợ bất động sản lên đến 250% hoặc cao hơn (Hiện nay, hệ
số rủi ro này là 200%). Do vậy, khả năng doanh nghiệp bất động sản sẽ ngày
càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn trước.
Từ các phân tích
trên, ông Lê Hoàng Châu cho rằng, hiệp hội không tán thành ý kiến cho rằng quy
định trần chi phí lãi vay không được vượt quá 20% tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định
20/2017/NĐ-CP đã có mâu thuẫn với Khoản 2 Điều 14 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Khoản 2 Điều 14
Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định: “Điều kiện về
năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư được
quy định như sau: a) Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp
hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta;
không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20
héc ta trở lên; b) Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác”.
Theo HoREA, quy
định trên không có nghĩa là 80 - 85% nguồn vốn đầu tư dự án còn lại thì doanh
nghiệp đều phải vay tín dụng ngân hàng, bởi lẽ doanh nghiệp còn có thể khai
thác các nguồn vốn khác theo quy định tại Điều 69 Luật Nhà ở.
Theo Quế Sơn/
Dantri.com.vn