Chuyên gia rằng,
các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng đã không còn cam kết về lợi nhuận, đưa bất
động sản nghỉ dưỡng về đúng giá trị thực.
Nguồn cầu vẫn
tăng
Lượt khách quốc
tế đến Việt Nam năm 2018 đạt mốc 15 triệu lượt, tăng 25% so với năm 2017. Đây
được xem là con số rất ấn tượng so với các điểm đến khác trong khu vực. Việt
Nam đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ không chỉ trong hai năm gần đây mà trong
suốt một thập kỷ vừa qua với tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế được ghi nhận cao
gấp ba lần so với tỷ lệ tăng trưởng toàn cầu và gấp hai lần so với tỷ lệ tăng
trưởng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Bất động sản nghỉ dưỡng năm 2019 vẫn còn nhiều dự địa phát triển. |
Về triển vọng thị
trường năm 2019, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels Châu Á Thái Bình
Dương, nhận định: “Chúng tôi thường khuyến khích các chủ đầu tư nghiên cứu các
xu hướng và sản phẩm mới vốn chưa có nhiều sự hiện diện tại thị trường Việt Nam
như Khu dân cư có thương hiệu, khách sạn dịch vụ giới hạn hay khu nghỉ dưỡng với
các dịch vụ chú trọng trải nghiệm nhằm đa dạng hóa lựa chọn lưu trú và nắm bắt
nhu cầu của thế hệ du khách mới.
Việt Nam hiện
đang trên đà phát triển và chuyển mình từ một điểm đến mang tính trải nghiệm với
ít lựa chọn về lưu trú và giải trí thành một điểm đến nghỉ dưỡng với sức hấp dẫn
và khả năng thu hút khách du lịch quay trở lại”.
Theo GS Đặng
Hùng Võ, với điều kiện lợi thế là bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước, cảnh
quan thiên nhiên đẹp, du lịch Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Mức tăng
trưởng du lịch những năm qua cho thấy sức hút của Việt Nam và sự phát triển bất
động sản du lịch nghỉ dưỡng là điều tất yếu với những xu hướng mới.
“Khi bất động sản
nghỉ dưỡng vẫn nằm trong tình trạng cung không đủ cầu thì không cần lo bong
bóng vì phân khúc này vẫn còn nhiều dư địa phát triển” - GS Đặng Hùng Võ nói.
Thị trường tự điều
chỉnh
Theo báo cáo của
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), năm 2018, tổng nguồn cung condotel
trên cả nước đạt 8.507 căn. Tổng giao dịch condotel năm 2018 đạt 7.849 căn.
Ông Nguyễn Văn
Đính, Phó chủ tịch VARS cho rằng, lượng giao dịch của cả nước trong quý I, II
khá tốt nhưng quý III lại giảm mạnh do nhiều người đang có tâm lý lo ngại về
tính pháp lý của condotel. Trong quý IV, lượng giao dịch condotel đã tăng trở lại
với những con số ấn tượng. Đây là một tín hiệu cho thấy niềm tin của các nhà đầu
tư đối với phân khúc này đang trở lại. Trong đó, những dự án được giao dịch
thành công nhiều nhất đến từ những dự án có sự tham gia của các chủ đầu tư uy
tín.
Bất động sản nghỉ
dưỡng đã phát triển “nóng” trong những năm trước, năm 2018 là điểm dừng tạm thời
để thị trường tự điều chỉnh. Đầu tiên là các chủ đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng
đã không còn cam kết về lợi nhuận. Điều này đưa bất động sản nghỉ dưỡng về đúng
giá trị thực. Dự án không cam kết lợi nhuận, chủ đầu tư không bắt buộc người
mua phải ủy thác lại quyền kinh doanh căn hộ cho đơn vị vận hành đứng ra khai
thác cho thuê.
Bên cạnh các thị
trường lớn, một số nhà đầu tư đã chuyển hướng vào các thị trường nhỏ có lợi thế
khi mới được đầu tư hạ tầng như Quảng Trị, Quảng Ngãi, Huế… Các nhà đầu tư đổ
tiền vào phân khúc biệt thự, villas nghỉ dưỡng ở những vùng đất mới có giá chỉ
bằng 1 căn hộ codotel ở các thị trường lớn như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc.
GS Đặng Hùng Võ
cho rằng, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đã tự điều chỉnh sau giai đoạn đầu
phát triển nhưng để phát triển bền vững thì cần tiếp tục hoàn chỉnh tính pháp
lý. Để các dự án đều có chung một khung pháp lý áp dụng, tránh trường hợp mỗi địa
phương vận dụng một kiểu, điều này sẽ làm yên lòng các nhà đầu tư.
Theo VOV