Từ đầu năm 2014, hàng loạt chính sách mới cho
thị trường BĐS có hiệu lực. Với những chính sách này, thị trường BĐS được kỳ
vọng sẽ đạt được những bước "đột phá" mới.
Từ tháng 1 đến tháng 3/2014, thị trường BĐS đã đón nhận hàng
loạt chính sách mới như Thông tư 20 cho phép phân lô bán nền từ ngày 5/1/2014,
Nghị định 188 đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội có hiệu lực kể từ ngày
10/1/2014.... Trong tháng 4 này, thị trường nhà đất sẽ tiếp tục đón nhận thêm
nhiều chính sách mới quan trọng có hiệu lực.
1. Từ 8/4, thống nhất một cách tính diện tích căn hộ theo kích thước thông thủy
Ngày 20/2/2014 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2014/TT-BXD về việc sửa
đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD được
Bộ Xây dựng ban hành ngày 01 tháng 9 năm 2010. Theo đó, Bộ đã thống nhất
hủy bỏ cách tính diện tích sàn chung cư từ tim tường bao, tường ngăn chia căn
hộ từng gây nhiều thiệt thòi, bức xúc cho người dân sống ở chung cư suốt 3 năm
qua.
Cụ thể, Thông tư 03 cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: Trong hợp đồng mua
bán căn hộ chung cư thương, các bên phải ghi rõ thêm các nội dung sau gồm
phần diện tích thuộc sở hữu, sử dụng chung, phần diện tích thuộc
sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn xây dựng căn hộ;
diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy) để tính tiền mua bán căn hộ;
khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở; mức phí và nguyên tắc điều
chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập
Ban quản trị nhà chung cư.
Theo quy định trước đây (Khoản 2, Điều 21, Thông tư 16/2010/TT-BXD), diện tích
sàn căn hộ mua bán được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của
căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ.
Ngày 8/4 tới đây, Thông tư 03 của Bộ Xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực. Theo
đánh giá của cơ quan chức năng cũng như giới kinh doanh địa ốc, thời gian tới,
có rất nhiều khả năng đơn giá/m2 căn hộ chung cư sẽ tăng.
2. Ngày 1/4, 2 quận
mới của Hà Nội chính thức hoạt động
Theo yêu cầu của Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hai quận Bắc Từ Liêm,
Nam Từ Liêm cùng 23 phường chính thức hoạt động theo địa giới hành chính mới từ
ngày 1/4/2014.
Được biết, ngày 27/12/2013, Thủ tướng chính thức ký quyết định điều chỉnh địa
giới hành chính huyện Từ Liêm thành 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với 23
phường.Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu.
Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu. 23
phường thuộc 2 quận mới sẽ được hình thành trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành
chính từ 1 thị trấn và 15 xã hiện tại.
Về trụ sở, trang thiết bị làm việc của 2 quận
mới và 23 phường được bố trí theo nguyên tắc: Cơ sở vật chất hiện có của huyện
Từ Liêm thuộc địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm được giao cho quận Nam Từ
Liêm quản lý, sử dụng; Cơ sở vật chất hiện có của huyện Từ Liêm thuộc địa giới
hành chính của quận Bắc Từ Liêm được giao cho quận Bắc Từ Liêm sử dụng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trường nhà đất sau thông tin
huyện Từ Liêm được phân thành 2 quận mới hầu như không có biến động. Một phần
vì nguồn bất động sản tại huyện còn nhiều mà vẫn chưa bán được, trong khi nhu
cầu nhà ở đang ở mức thấp. Một phần khác là thông tin Từ Liêm sẽ lên quận đã
“rò rỉ” từ lâu, giờ chỉ là thông báo chính thức, nên tác động đối với các nhà
đầu cơ nếu có đã diễn ra rồi.
3. Từ 2/4, phạt cho tồn tại” công trình xây dựng sai phép
Bộ Xây dựng đã ban
hành Thông tư 02/TT-BXD hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
121/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/4. Đáng chú ý trong đó là quy
định các công trình xây dựng không phép, sai phép
(nếu đủ điều kiện) sẽ được tồn tại, không phải phá dỡ phần vi phạm sau khi đã
nộp phạt bổ sung.
Cụ thể, tổ chức có hành vi tổ chức thi công
xây dựng công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp nếu không vi phạm
chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân cận, không có tranh
chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc
phạt tiền từ 500 nghìn - 50 triệu đồng.
Mặt khác, các tổ chức vi phạm có thể bị buộc nộp lại số lợi bất
hợp pháp có được bằng 40% giá trị phần xây dựng sai phép, không phép đối với
công trình là nhà ở riêng lẻ và bằng 50% giá trị phần xây dựng sai phép, không
phép, sai thiết kế được phê duyệt hoặc sai quy hoạch xây dựng, sai thiết kế đô
thị được duyệt đối với công trình thuộc dự án đầu tư, hoặc công trình chỉ yêu
cầu lập báo cáo kinh tế, kỹ thuật xây dựng. ...
Theo Bộ Xây dựng quy định mới này nhằm để xử
lý một số trường hợp xây dựng sai phép, không phép, sau khi hoàn thành xây dựng
đưa vào sử dụng mới bị phát hiện, trong trường hợp nếu buộc phá dỡ thì cũng gây
lãng phí lớn cho xã hội, có những trường hợp đã kéo dài nhiều năm nhưng cũng
chưa xử lý được triệt để. Các công trình áp dụng quy định này phải đảm bảo điều
kiện không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng các công trình lân
cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp, chứ
quy định mới này không áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng sai phép,
không phép.
4. Từ ngày 15/4, nhà ở dưới đường dây 500kV sẽ bị di dời
Chính phủ đã ban hành Nghị định 14 về an toàn
điện lực có hiệu lực thi hành chính thức từ ngày 15/4/2014. Theo đó, nhà ở,
công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân nằm ngoài hành lang bảo
vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không nhưng nằm giữa hai đường dây dẫn điện
trên không điện áp từ 500 kV trở lên sẽ được xem xét bồi thường, hỗ trợ di dời.
Nhà ở, công trình xây dựng chỉ được tồn tại
trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến
220kV nếu đáp ứng các điều kiện: mái lợp, tường bao làm bằng vật liệu không
cháy; không gây cản trở việc bảo dưỡng, kiểm tra; khoảng cách gần nhất khi dây
ở trạng thái võng cực đại không dưới 6m; công trình phải được nối đất theo quy
định. Lúa, hoa màu và cây chỉ được trồng cách mép móng cột điện ít nhất 0,5m.
Đây là nội dung được quy định tại nghị định 14 của Chính phủ về an toàn điện
lực.
Thanh Ngà
Tags
Cụ thể, Thông tư 03 cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau: Trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư thương, các bên phải ghi rõ thêm các nội dung sau gồm phần diện tích thuộc sở hữu, sử dụng chung, phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; diện tích sàn xây dựng căn hộ; diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy) để tính tiền mua bán căn hộ; khoản kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà ở; mức phí và nguyên tắc điều chỉnh mức phí quản lý vận hành nhà chung cư trong thời gian chưa thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Theo quy định trước đây (Khoản 2, Điều 21, Thông tư 16/2010/TT-BXD), diện tích sàn căn hộ mua bán được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thủy của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ.
Ngày 8/4 tới đây, Thông tư 03 của Bộ Xây dựng sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đánh giá của cơ quan chức năng cũng như giới kinh doanh địa ốc, thời gian tới, có rất nhiều khả năng đơn giá/m2 căn hộ chung cư sẽ tăng.
2. Ngày 1/4, 2 quận mới của Hà Nội chính thức hoạt động
Được biết, ngày 27/12/2013, Thủ tướng chính thức ký quyết định điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm thành 2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm với 23 phường.Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu. Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu. 23 phường thuộc 2 quận mới sẽ được hình thành trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính từ 1 thị trấn và 15 xã hiện tại.
3. Từ 2/4, phạt cho tồn tại” công trình xây dựng sai phép
Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 02/TT-BXD hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 121/2013/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/4. Đáng chú ý trong đó là quy định các công trình xây dựng không phép, sai phép (nếu đủ điều kiện) sẽ được tồn tại, không phải phá dỡ phần vi phạm sau khi đã nộp phạt bổ sung.